ĐƯỜNG DÂY NÓNG
0906730945
HOTLINE
0906730945

Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng

Thứ năm, 18/12/2014, 10:21 GMT+7

Dòng tin liên quan:

>> 1. Ung thư vòm họng là gì?

>> 2. Các triệu chứng nhận biết ung thư vòm họng

>> 3. Điều trị ung thư vòm họng

>> 4. Hóa trị ung thư vòm họng

>> 5. Xạ trị ung thư vòm họng

>> 6. Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng

>> 7. Những việc cần làm sau điều trị

>> 8. Các biện pháp ngăn ngừa ung thư vòm họng

Điều trị giảm nhẹ ung thư vòm họng.

Hầu hết các phương pháp điều trị chính cho ung thư đều cắt bỏ, tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, duy trì chất lượng sống cho bệnh nhân là một mục tiêu quan trọng khác cần được quan tâm.

Điều này đặc biệt đúng cho các bệnh nhân ung thư tiến triển, di căn. Nếu mục tiêu của điều trị là chữa khỏi thì điều trị giảm nhẹ làm giảm các tác dụng phụ do quá trình điều trị gây ra.

Nếu ung thư ở giai đoạn nặng, điều trị giảm nhẹ sẽ đóng vai trò lớn trong việc giúp bệnh nhân thoải mái, và duy trì chất lượng sống.

Đau là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Hầu hết nó có thể được điều trị giảm đau bằng thuốc giảm đau ibuprofen hoặc paracetamol. Nếu cần, có thể sử dụng những thuốc giảm đau mạnh như morphin.

Dinh dưỡng là một phần hết sức quan trọng với bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ung thư vùng đầu và cổ như ung thư vòm họng. Cả bản thân của ung thư và cách điều trị chúng có thể dẫn đến việc khó nuốt khiến bệnh nhân khó ăn, khó uống. Nếu điều này xảy ra, bệnh nhân sẽ được cho ăn qua đường ống.

Bác  sĩ có nhiều cách để giúp cho bệnh nhân ung thư cải thiện chất lượng sống. hãy nói cho bác sĩ biết những khó khăn bạn đang gặp phải để được giúp đỡ.

Phương pháp điều trị bổ sung

Phương pháp này thường được sử dụng để giúp cho bệnh nhân cảm thấy tốt hơn, nó không nằm trong hệ thống điều trị chính. Thông thường dùng các phương thức điều trị giúp giảm stress, châm cứu để giảm đau, hay uống trà để giảm buồn nôn, ói mữa.

Một số phương pháp bổ sung đã được chứng minh có hiệu quả và an toàn, một số khác thì chưa. Việc lựa chọn là do bệnh nhân.

Điều trị thay thế

Phương pháp điều trị thay thế được sử dụng như một phương pháp điều trị ung thư. Nhưng phương pháp này không đủ bằng chứng về lâm sàng về hiệu quả và độ an toàn. Một số người sử dụng phương pháp này độc lập, không kết hợp với điều trị chính thống hiện đại làm mất cơ hội điều trị. Điều này có thể làm khối u phát triển nhanh hơn.

LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ: VIỆC LỰA CHỌN LÀ CỦA BỆNH NHÂN

Quyết định chọn phương pháp nào điều trị là của bệnh nhân. Nếu bạn chọn một phương pháp điều trị không chính thống như điều trị giảm nhẹ, điều trị bổ sung hay điều trị thay thế hãy nói với bác sĩ về điều đó để tránh những tác hại không đáng có.

Điều trị ung thư có thể làm cho miệng bị nhạy cảm và nhiễm bệnh. Vì vậy, cần chăm sóc nha khoa trước khi điều trị. Bệnh nhân đồng thời cũng được tư vấn về dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe trước, trong và sau khi điều trị.

Có thể dùng vật lý trị liệu để điều trị một biến chứng do mất cơ hoặc thần kinh không hoạt

Cần có chuyên viên tâm lý tư vấn, giúp đỡ bệnh nhân và gia đình về việc tình cảm, tài chính, xã hội.

Xạ trị

Xạ trị là việc sử dụng tia X có năng lượng cao hoặc các hạt để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc hạn chế sự phát triển của chúng. Xạ trị được sử dụng nhiều cho điều trị ung thư hầu họng như:

  • Xạ trị được xử dụng như một điều trị chính cho các ung thư khi khối u còn nhỏ.
  • Bệnh nhân có khối u lớn cần kết hợp phẫu thuật và xạ trị, hoặc kết hợp phẫu thuật, xạ trị và thuốc đến đúng đích.

Xạ trị có  thể kết hợp với hóa trị để làm nhỏ khối u trước khi phẫu thuật.

Xạ trị có thể làm giảm các triệu chứng của ung thư như đau, chảy máu, khó nuốt và những vấn đề khi di căn xương.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi xạ trị.

 Xạ trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngắn hạn như:

  • Thay đổi màu da, trông vùng da như bị cháy nắng những sẽ khỏi sau khi điều trị.
  • Khàn tiếng,
  • Mất vị giác và thậm chí đau nhất ở vùng miệng và họng.
  • Khó mở miệng khiến bệnh nhân khó ăn, khó uống.

Xạ trị có thể gây ra nhiều biến chứng dài hạn hoặc vĩnh viễn như:

  • Tổn thương tuyến nước bọt, gây khô miệng dẫn đến khó nhai, khó nuốt.
  • Thiếu nước bọt có thể dẫn đến bị sâu răng. Vì vậy, người xạ trị răng miệng cần để ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa sâu răng.

Tổn thương xương hàm

Tổn thương xương hàm là biến chứng trầm trọng của xạ trị. Điều này thường xảy ra sau khi có nhiễm trùng răng miệng, chấn thương và rất khó điều trị. Triệu chứng thường thấy là đau hàm. Đôi khi có trường hợp xương hàm bị vỡ ra từng mãnh.

Để ngăn chặn vấn đề này, bệnh nhân cần được điều trị nha khoa trước khi tiến hành xạ trị.

Tổn thương tuyến yên hoặc/ và tuyến giáp

Tuyến yên và tuyến giáp có thể bị tổn thương khi tiếp xúc với xạ trị. Khi đó, việc sản xuất các hocmon sẽ bị giảm và sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa. Điều này sẽ được cải thiện bằng việc điều trị với các loại thuốc chuyên khoa.

Tác dụng phụ sẽ tăng hơn nếu có kết hợp đồng thời với hóa trị và tác dụng phụ là rất nặng. Vì vậy, bệnh nhân cần được chuẩn bị sức khỏe tốt trước khi bắt đầu. 

Hóa trị

Hóa trị là việc sử dụng các hóa chất để điều trị ung thư. Với ung thư vòm họng, thuốc có thể sử dụng bằng tiêm truyền tĩnh mạch hoặc uống.

Hóa trị có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc kết hợp nhiều thuốc. Việc kết hợp thường làm tăng hiệu quả của việc làm nhỏ khối u.

Hóa trị được thực hiện bằng nhiều lần, mỗi lần cách nhau một khoảng thời gian để bệnh nhân có thời gian hồi phục.

Với ung thư vùng đầu và cổ, bác sĩ thường cho bệnh nhân hóa trị và xạ trị đồng thời. Một số bác sĩ cho hóa trị và xạ trị trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên, tác dụng phụ sẽ rất nặng cho bệnh nhân .

Ở bệnh nhân có khối u không thể phẫu thuật, hóa trị và xạ trị thường được sử dụng đồng thời thường cho kết quả điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, điều này cũng khó thực hiện, đặc biệt là các bệnh nhân không đủ sức khỏe.

Những tác dụng phụ do hóa trị điều trị ung thư vòm họng.

Hóa chất điều trị ung thư nó tiêu hủy tế bào ung thư nhưng cũng ảnh hướng đến các tế bào khỏe mạnh khác như tế bào tủy xương, tế bào miệng, ruột và các nang tóc. Điều này dẫn đến nhiều tác dụng phụ sau đây:

  • Rụng tóc
  • Đau họng
  • Mất vị giác (ăn không ngon)
  • Chóng mặt, buồn nôn, ói mữa.
  • Tiêu chảy,
  • Thiếu máu.

Hóa trị liệu làm tổn thương tế bào tủy xương làm giảm khả năng tạo máu dẫn đến thiếu máu. Điều này gây nên

  • Tăng cơ hội nhiễm trùng (giảm bạch cầu)
  • Dễ bị bầm da, chảy máu (giảm tiểu cầu)
  • Mệt mỏi (do giảm hồng cầu)

Hầu hết các tác dụng phụ sẽ giảm đi khi kết thúc đợt điều trị. Tuy nhiên, một số có thể kéo dài và không bớt. Khi điều trị, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc điều dưỡng về những tác dụng phụ bạn có. Có nhiều cách để tránh khỏi tác dụng phụ của hóa trị. Như những thuốc ngăn ngừa buồn nôn và ói mữa, một số thuốc làm tăng cường sức khỏe giúp bệnh nhân đủ sức vượt qua được những lần hóa trị. 


Nguồn: Cancer.org
Người viết : Dược miền nam

Giấy phép kinh doanh số : 0312713905. Ngày cấp: 06/03/2017
Người đại diện: Nguyễn Quang Trí