ĐƯỜNG DÂY NÓNG
0906730945
HOTLINE
0906730945

Hướng dẫn chăm sóc cho bệnh nhân ung thư tại nhà - Phân có máu

Thứ năm, 25/12/2014, 14:05 GMT+7

4. Phân có máu

Máu trong phân có thể do sự kích thích ruột trong quá trình phân di chuyển. Nó cũng có thể do vết loét hoặc khối u trong ruột, do bệnh trĩ, do bị áp lực hoặc loét tại vùng hậu môn hoặc do giảm tiểu cầu.

Triệu chứng

  • Có máu khi dùng giấy vệ sinh
  • Có máu trong quần lót
  • Có vệt máu trong phân
  • Máu đỏ tươi từ trực tràng

Lưu ý: Khi sử dụng viên sắt hoặc viên bismut thì đi ngoài có phân đen là chuyện bình thường.

Bệnh nhân cần làm gì?

  • Kiểm tra lượng máu chày
  • Tránh dùng bất cứ thứ gì ở đường hậu môn như thuốc đạn, thuốc thụt, nhiệt kế…
  • Giữ cho phân mềm như uống nước trái cây, ăn thức ăn làm mềm phân như ăn nhiều chất xơ
  • Sử dụng những chất làm mềm phân nếu bác sĩ cho phép
  • Rửa vùng hậu môn nhẹ nhàng với nước ấm,
  • Ngồi trong bồn tắm nước ấm (có hiệu quả cho bệnh nhân bị trĩ)

Người chăm sóc cần làm gì?

  • Giúp bệnh nhân nhận biết sự chảy máu
  • Cho bệnh nhân ăn nhiều rau, hoa quả, uống nước nhiều, để làm mềm phân

Gọi bác sĩ nếu bệnh nhân:

  • Có máu dính trên giấy vệ sinh trên 2 lần
  • Có vệt máu trong phân
  • Có máu đỏ tươi ở hậu môn
  • Phân đen hoặc phân đỏ

Máu trong nước tiểu

Máu có thể có trong nước tiểu khi bệnh nhân bị chảy máu ở một số phần thuộc hệ tiết niệu và được chảy ra ngoài cùng với nước tiểu. Thông thường thì do nhiễm trùng đường tiểu, xuất huyết đường niệu, do sỏi bàng quang, sỏi thận, một khối u trong đường tiết niệu, hoặc bệnh nhân bị thấp tiểu cầu.

Triệu chứng

  • Nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc có màu như nước trà đặc
  • Có máu hoặc cục máu trong nước tiểu
  • Đau đường tiết niệu

Bệnh nhân cần làm gì?

  • Uống mỗi ngày 3 lít nước. Trừ phi bác sĩ có chỉ định khác hoặc yêu cầu uống ít hơn.
  • Uống thuốc theo toa bác sĩ.

Người chăm sóc cần làm gì?

  • Uống nhiều nước
  • Giúp bệnh nhân kiểm tra màu của nước tiểu

Gọi bác sĩ nếu bệnh nhân:

  • Thấy máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu có màu khác thường
  • Đau ở vùng lưng dưới hoặc khi đi tiểu đau vùng lưng dưới
  • Nước tiểu có mùi, màu hồng hoặc màu xám
  • Có các triệu chứng không cải thiện khi điều trị
  • Tiểu gấp
  • Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường
  • Không thể đi tiểu được
  • Sốt hơn 38 độ C khi đã uống thuốc hạ sốt
  • Bệnh nhân không tỉnh táo

Lú lẫn - Mất tỉnh táo

Khi bệnh nhân có biểu hiện những hoạt động và suy nghĩ không bình thường như vốn có trước đó, có thể họ đang bị lú lẫn. Có nhiều nguyên nhân gây nên sự không tỉnh táo này:

  • Hạ đường huyết
  • Nhiễm trùng
  • Sốt cao
  • Ung thư bị di căn lên não
  • Ung thư ở dịch xung quanh não
  • Tăng calci huyết
  • Đau dữ dội
  • Quá nhiều thuốc giảm đau hoặc do một số thuốc khác.
  • Không tỉnh táo (sảng) khi bệnh nhân di chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc tệ hơn vào lúc đêm. Thông thường nên điều trị các nguyên nhân dẫn đến mất tỉnh táo (nói sảng, lơ mơ)
  • Nếu bệnh nhân bị sảng phải gọi ngay cho bác sĩ. Đôi bệnh nhân cần phải nhập viện để điều trị những nguyên nhân gây nên sảng. Trong thời gian này bệnh nhân cần có người thân ở bệnh canh để chăm sóc.

Triệu chứng

  • Thay đổi đột ngột khả năng nói, nói những từ linh tinh (nói nhảm), nói đứt đoạn
  • Khó khăn trong việc tập trung
  • Bệnh nhân cần sự giúp đỡ trong các việc cá nhân như tắm, mặc quần áo trong khi trước đây họ có thể làm được.
  • Bệnh nhân không biết họ ở đâu, suy nghĩ không gogic, miên mang
  • Thay đột tính khí đột ngột như nhanh chóng chuyển từ trạng thái hạnh phúc sang đau đớn
  • Quên đi những việc họ đang làm

Bệnh nhân cần làm gì?

  • Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn thấy mình có biểu hiện không tỉnh táo
  • Nhờ ai đó giúp bạn để bạn được an toàn

Người chăm sóc cần làm gì?

  • Gặp bác sĩ cùng với bệnh nhân để mô tả lại những vấn đề của bệnh nhân.
  • Tập trung vào bệnh nhân và nhìn vào mặt bệnh nhân khi nói chuyện với họ
  • Ở gần bệnh nhân khi nói chuyện với họ
  • Luôn luôn hỏi bệnh nhân họ là ai
  • Tắt tivi hoặc radio khi bạn nói chuyện với bệnh nhân
  • Nói chậm và sử dụng câu ngắn
  • Nói với bệnh nhân về ngày, tháng và họ đang ở đâu
  • Để lịch ở nơi bệnh nhân có thể nhìn thấy
  • Nói với bệnh nhân về những việc bạn dự định làm cho họ
  • Bậc nhạc êm dịu cho bệnh nhân khi họ ở 1 mình trong phòng
  • Vẫn bật đèn vào ban đêm để bệnh nhân có thể nhìn thấy họ ở đâu
  • Chỉ dẫn bằng hình ảnh ví dụ: dán hình toilet bên ngoài cửa nhà vệ sinh
  • Giữ bệnh nhân tránh bị thương
  • Giúp bệnh nhân khi rửa tay, tắm, thay quần áo, các việc hằng ngày khác mà họ cảm thấy khó khăn khi làm một mình
  • Đảm bảo bệnh nhân được sử dụng thuốc đúng toa qui định

Gọi cho bác sĩ khi bệnh nhân:

  • Đột ngột mất tỉnh táo hoặc nhận thức tệ dần đi
  • Có nhiều thay đổi đột ngột trong các hoạt động hàng ngày
  • Trở nên bạo lực hơn
  • Tự làm tổn thương chính bản thân họ

 

Xem các phần khác: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12


Người viết : Dược miền nam

Giấy phép kinh doanh số : 0312713905. Ngày cấp: 06/03/2017
Người đại diện: Nguyễn Quang Trí