HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI NHÀ-NGỨA
Ngứa làm cho bệnh nhân khó ngủ, lo lắng, lở loét da và nhiễm trùng. Ngứa có thể làm cho da khô, những thay đổi trong máu, dị ứng....
16/ NGỨA
Ngứa làm cho bệnh nhân khó ngủ, lo lắng, lở loét da và nhiễm trùng. Ngứa có thể do da khô, những thay đổi trong máu, dị ứng, do tác dụng phụ của thuốc hóa trị, xạ trị. Ngoài ra, một số loại ung thư có thể gây ngứa.
Bệnh nhân cần làm gì?
Làm dịu da
Sử dụng kem dưỡng da làm mềm da như lô hội, bạc hà mỗi ngày 2-3 lần đặc biệt là sau khi tắm.
Tắm với nước ấm thay vì nước nóng.
Không sử dụng chất cồn, chất thơm trên da vì nó có thể gây khô da.
Thay dổi ga trải giường hàng ngày
Uống nhiều nước và chất lỏng khác.
Nghỉ ngơi đầy đủ và yêu cầu bác sĩ cho thuốc kháng dị ứng nếu ngứa làm bạn không ngủ được.
Tránh việc gây trầy sướt.
Chườm lạnh bằng cách để nước đá trong túi nilong, bọc bên ngoài bởi một cái khăn ẩm. làm lại một chườm khác khi khăn trở nên ấm.
Giữ móng tay sạch sẽ và ngắn, khi cần có thể gải
Thử tạo áp lực lên vùng ngứa, hoặc rung thay vì gãi để tránh gây trầy xướt cho da.
Mặc quần áo mềm mại,
Làm sao nhãng chuyện ngứa bằng nghe nhạc, đọc sách, và nói chuyện với người khác.
Dùng thuốc điều trị ngứa theo chỉ định của bác sĩ.
Người chăm sóc cần làm gì?
Dùng những chất tẩy nhẹ, không mùi để giặt quần áo và đồ dùng cá nhân của bệnh nhân.
Nếu thấy các vết trầy sướt do bệnh nhân gãi trong đêm, hãy chuẩn bị găng tay bằng vải cho họ đeo trong lúc ngủ để làm giảm tổn thương da.
Gọi cho bác sĩ nếu bệnh nhân:
Ngứa liên tục 2 ngày mà không hết
Xuất hiện vàng da hoặc đi tiểu nước tiểu vàng như nước trà.
Vùng da trầy xướt lớn dần lên và chảy máu.
Có da màu rỉ hoặc đỏ tươi.
Có mùi hôi do mủ hoặc nước rỉ từ vết thương.
Bệnh nhân rất lo lắng và bồn chồn.
Phát ban (trắng hoặc đỏ) ở da, khó thở, sưng cổ họng hoặc mặt. hoặc các phản ứng dị ứng khác.