ĐƯỜNG DÂY NÓNG
0906730945
HOTLINE
0906730945

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà - Lo lắng, sợ hãi và cảm giác buồn chán

Thứ năm, 25/12/2014, 08:11 GMT+7

Với những cải tiến trong điều trị và những thay đổi trong hệ thống chăm sóc y tế, thời gian nằm viện của bệnh nhân ung thư được rút ngắn và có thể chăm sóc tại nhà. Những người chăm sóc tại nhà có thể giữ được vai trò chăm sóc cho bệnh nhân dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Hướng dẫn này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quát về chăm sóc bệnh nhân ung thư tại nhà. Trong đây sẽ cung cấp những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân ung thư, những dấu hiệu bệnh bạn cần lưu ý và một số biện pháp xử lý phù hợp trong vài tình huống đặc biệt. Những thông tin được cung cấp ở đây không có nghĩa là thay thế cho việc trao đổi với bác sĩ điều trị và y tá.  

1. Lo lắng, sợ hãi và cảm giác buồn chán

Lo lắng, sợ hãi, không chắc chắn, giận dữ và buồn chán là những cảm giác thường xuyên gặp ở bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ung thư. Đó là phản ứng bình thường khi nhận được tin sốc “bị ung thư” đặc biệt khi ung thư vừa được chẩn đoán.

Những thay đổi về trách nhiệm với gia đình, mất kiểm soát về những mục tiêu trong đời, thay đổi cách nhìn, hoặc đơn giản chỉ là shock khi được chẩn đoán ung thư dẫn đến cảm giác lo lắng và sợ hãi. Một người không chắn chắn được tương lai, lo lắng về sự chịu đựng, đau trong quá trình điều trị và những điều chưa biết. Một số người còn thương tiếc về những thay đổi trên cơ thể và mất đi những kế hoạch sức khỏe mà họ mong đợi. Những lo lắng về sự phụ thuộc, thay đổi trong những mối quan hệ với người thân, và trở thành gánh nặng cho gia đình có thể áp đảo bệnh nhân và gia đình.

Những người trong gia đình bệnh nhân  cũng có những cảm xúc này bởi họ cũng không chắc chắn gì về tương lai, về người thân đang bị ung thư. Họ cảm thấy có lỗi và thất bại vì không làm gì đủ cho bệnh nhân và gia đình. Nhiều người chăm sóc cảm thấy bị áp lực khi cố gắng cân bằng công việc, chăm sóc gia đình, con cái và bản thân và một số nhiệm vụ  khác cùng với trách nhiệm của gia đình. Đây là những điều chính gây nên những lo lắng cho người chăm sóc bệnh nhân ung thư.

Đôi khi bệnh nhân ung thư trở nên quá lo lắng và sợ hãi, trầm cảm và không còn sức sống trong đời sống hằng ngày. Nếu điều này xảy ra, bệnh nhân và người nhà cần được tư vấn bởi các nhà tư vấn và các chuyên gia điều trị.

Quan Sát những cảm xúc của bệnh nhân

  • Cảm thấy lo lắng và bị lấn áp bởi cơn đau
  • Có vấn đề trong suy nghĩ, giải quyết vấn đề hay khó khăn khi đưa ra quyết định (thậm chí chỉ là những quyết định nhỏ)
  • Cảm thấy lo âu, cáu kỉnh, khó chịu
  • Cảm thấy hoặc trông căng thẳng
  • Mất kiểm soát
  • Run rẩy, lắc
  • Đau đầu
  • Hay cáu kỉnh hoặc giận dữ với người khác
  • Cảm thấy không thể đối phó với mệt mỏi, đau, buồn nôn và các triệu chứng khác.
  • Khó ngủ hoặc không ngủ yên.

Bệnh nhân nên làm gì?

  • Nói về cảm xúc hoặc nỗi sợ mà bệnh nhân hoặc gia đình đang có. Sẽ rất bình thường khi cảm thấy buồn chán hay thất vọng.
  • Quyết định nói với gia đình hoặc người chăm sóc những việc cần làm để hổ trợ cho vấn đề của bạn.
  • Đừng đổ lỗi cho bản thân hoặc người khác khi bạn cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Thay vào đó hãy nhìn vào suy nghĩ , mối quan tâm của bạn và niềm tin liên quan đến những gì liên quan đến cuộc sống của bạn.
  • Nhận sự giúp đỡ thông qua sự hỗ trợ cá nhân hoặc các nhóm hỗ trợ khác.
  • Hãy suy nghĩ về những việc cần hỏi bác sĩ, điều dưỡng về việc giới thiệu bạn đến chuyên viên tư vấn tâm thần hoặc sức khỏe, những người có thể hổ trợ được cho bạn và gia đinh.
  • Hãy cầu nguyện, thiền hoặc làm bất cứ điều gì liên quan đến hỗ trợ tinh thần.
  • Cố gắng hít thở sâu và tập thể dục để thư giãn nhiều lần trong ngày (như nhắm mắt lại, hít thở sâu, tập trung vào từng phần của cơ thể và thư giãn. Bắt đầu với ngón chân của bạn cho đến đầu. Khi bạn thư giãn, tưởng tượng mình đang ở một nơi thoải mái, dễ chịu như ở bãi biển mát mẻ hay đồng cỏ đầy nắng).
  • Cắt giảm lượng cafein vì chúng có thể làm tăng các triệu chứng lo lâu
  • Nói với bác sĩ điều trị về việc uống thuốc điều trị lo âu.

Những người chăm sóc bệnh nhân ung thư cần làm gì?

  • Nhẹ nhàng khuyên bệnh nhân nói về những lo âu và sợ hãi của mình.
  • Đừng cố gắng bắt ép bệnh nhân nói về những lo âu và sợ hãi khi họ chưa sẵn sàng
  • Lắng nghe cẩn thận, không phán xét cảm xúc của bệnh nhân và /hoặc của bạn
  • Trò chuyện với bệnh nhân về những gì bạn sẽ làm để hỗ trợ cho bệnh nhân tốt hơn
  • Với những trường hợp lo âu quá mức, thường sẽ không có ích khi cố nói chuyện với bệnh nhân.  Thay vào đó, hãy nói với bác sĩ về những vấn đề và triệu chứng bạn thấy.
  • Để giảm căng thẳng cho chính bạn, có thể sử dụng những thuốc giảm lo âu bạn đã từng dùng
  • Xem xét việc hỗ trợ chính mình qua liên hệ với nhóm hoặc những người hỗ trợ.

Hãy gọi cho bác sĩ khi bệnh nhân:

  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi, da ửng đỏ, nhịp tim nhanh
  • Cảm thấy rất bồn chồn, rất mệt mỏi

Hãy nhớ rằng môt số thực phẩm bổ sung (thực phẩm chức năng) hoặc thuốc điều trị có thể gây các triệu chứng lo lắng. Nếu các triệu chứng lo lắng, bồn chồn xuất hiện sau khi dùng thuốc hãy báo ngay cho bác sĩ.

 

Xem các phần khác: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12


Người viết : Dược miền nam

Giấy phép kinh doanh số : 0312713905. Ngày cấp: 06/03/2017
Người đại diện: Nguyễn Quang Trí