ĐƯỜNG DÂY NÓNG
0906730945
HOTLINE
0906730945

Hay quên: biểu hiện thiếu máu thiếu sắt của dân công sở

Thứ ba, 30/08/2016, 09:10 GMT+7

Hay quên: biểu hiện thiếu máu thiếu sắt của dân công sở

Hay quên: biểu hiện thiếu máu thiếu sắt của dân công sở

Thiếu máu thiếu sắt gây ra các triệu chứng phổ biến như, hoa mắt, chóng mặt, xanh xao. Đặc biệt với nhóm đối tượng văn phòng, áp lực công việc cao, bệnh dễ dẫn đến tình trạng hay quên, làm trước quên sau.

Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt

Trong cơ thể phụ nữ kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sức khỏe của nữ giới. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là nền tảng quan trọng để có được sức khỏe, tâm lý và vẻ đẹp.

Tuy nhiên, quá trình mất máu trong những ngày hành kinh cũng đồng thời dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong cơ thể. Trong mỗi kỳ kinh nguyệt, lượng máu mất đi khoảng 40-60ml tương ứng khoảng 20-30mg sắt hao hụt khỏi cơ thể.

ss
 

Hầu hết các bạn nữ thường có chu kỳ kinh không ổn định trong vài năm đầu, hay bị rong kinh, rong huyết làm cho lượng máu và sắt bị mất nhiều hơn. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến hao hụt sắt như ăn kiêng trong những ngày chu kì, hoặc thói quen nghiện trà và cà phê sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt 50-60%.

Tất cả những điều này đều dẫn đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ ngày một tăng. Triệu chứng thường gặp là họ dễ dàng cáu giận, mệt mỏi, lơ là trong công việc, giảm khả năng tập trung, năng suất làm việc kém hơn bình thường. Do đó, thay vì tìm kiếm giải pháp bù sắt hợp lý, đa số họ đều âm thầm chịu đựng sự thay đổi của cơ thể.

Hậu quả của việc thiếu sắt: chớ coi thường

Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu và nhiều hệ lụy khác. Triệu chứng đầu tiên là đau đầu, đau nửa đầu. Thiếu sắt còn làm cho da dẻ nữ giới không mịn màng, mặt tái xanh, thiếu sức sống, kém năng động.

Đặc biệt, đối với các bạn gái tuổi thiếu niên, việc thiếu sắt sẽ gây buồn ngủ, mất tập trung, làm giảm khả năng nhận thức từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập.

Khoa học còn chứng minh, thiếu sắt sẽ làm giảm lượng chất sắt trong não, tác động tiêu cực đến tế bào thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng học hành và chỉ số IQ bị giảm từ 5-10 điểm.

Vì thế, bổ sung sắt thường xuyên như một thói quen là việc làm cần thiết. Đặc biệt, trong giai đoạn chu kì, cần cung cấp 60mg sắt mỗi ngày (tương đương với hàm lượng trung bình của một viên sắt).

Khi bổ sung sắt cần hạn chế những thực phẩm có nhiều oxalate và phytate, trà, cà phê và nước ngọt chứa nhiều acid phosphoric. Do đó, không nên uống trà, cà phê trong bữa ăn mà uống cách xa bữa ăn khoảng 1,5 - 2 giờ đồng hồ.

Nhu cầu sắt mỗi ngày ở từng độ tuổi

(Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia)*

ss
 

Phụ nữ mang thai: + 20 mg so với nhu cầu bình thường ở từng độ tuổi.

Phụ nữ cho con bú: + 39,2 mg so với lúc chưa có thai.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Y tế, lượng sắt được cung cấp từ khẩu phần ăn hàng ngày của người Việt Nam chỉ đáp ứng được 30-50% nhu cầu. Hạn chế trong cách chế biến như không ăn chín, uống nước đun sôi để nguội với thực phẩm xanh, sạch dễ khiến bạn bị nhiễm giun làm tăng nguy cơ thiếu sắt.

Ngoài phụ nữ có thai thì việc bổ sung thêm viên sắt ở các đối tượng có nguy cơ cao như các em gái trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản do có sự mất máu qua chu kỳ kinh nguyệt nên cần uống viên sắt dự phòng, bổ sung viên sắt hàng tuần (viên sắt có thể kèm các yếu tố tạo máu khác nhau như acid folic, vitamin B12) để tạo nguồn sắt dự trữ cho cơ thể.

HEZOY

Viên nén nhai chứa sắt và acid folic

02_3

THÀNH PHẦN

Mỗi viên nén nhai chứa:

Hoạt chất: Phức sắt (III) hydroxid polymaltose tương đương sắt nguyên tố 100mg, acidfolic 0.35mg.

Tá dược: Cellulose vi tinh thể PH102, lactose monohydrate, sodium saccharin, magnesi stearat, talc, polyvinyl pyrolidon.

CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC

Acid folic: là vitamin thuộc nhóm B. Trong cơ thể, nó được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hoá trong đó có tổng hợp các nucleotit có nhân purin hoặc pirimidin; do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp ADN. Khi có vitamin C, acid folic được chuyển thành leucovorin là chất cần thiết cho sự tổng hợp ADN và ARN. Acid folic là yếu tố không thể thiếu được cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường; thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12. Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin và sự tạo thành và sử dụng folat.

Phức hợp sắt III hydroxid polymaltose: cung cấp sắt nguyên tố chho cơ thể. Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin myoglobin và enzyme hô hấp cytochrom C. Một người bình thường không thiếu sắt, hấp thu khoảng 0,5-1mg sắt nguyên tố hằng ngày. Hấp thu sắt tăng lên khi dự trữ sắt thấp hoặc nhu cầu sắt tăng. Hấp thu sắt toàn bộ tăng tới 1-2mg/ngày ở phụ nữ hành kinh bình thường và có thể tăng tới 3-4mg/ngày ở người mang thai. Trẻ nhỏ và thiếu niên cũng có nhu cầu sắt tăng trong thời kì phát triển mạnh.

CÁC ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC

Acid folic: giải phóng nhanh ở dạ dày và hấp thu chủ yếu ở đoạn đầu ruột non. Acid folic trong chế độ ăn bình thường được hấp thu rất nhanh và  phân bổ ở các mô trong cơ thể. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và được tập trung tích cực trong dịch não tuỳ. Mỗi ngày khoảng 4-5 microgam đào thải qua nước tiểu. Uống acid folic liều cao hàm lượng vitamin đào thải qua nước tiểu tăng lên theo tỷ lệ thuận. Acid folic đi qua nhau thai và có ở trong sữa mẹ.

Phức hợp sắt III hydroxid polymaltose: có sinh khả dụng tốt. Tuy nhiên, sinh khả dụng của phức giảm đáng kể khi sử dụng cùng với phytat, acid tannic. Sắt được dự trữ trong cơ thể dưới 2 dạng: Ferritin và hemosiderin. Hấp thu sắt phụ thuộc vào số lượng sắt dự trữ, nhất là ferritin, ở niêm mạc ruột và vào tốc độ tạo hồng cầu của cơ thể. Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và đầu gần hỗng tràng. Khoảng 90% sắt đưa vào cơ thể được thải qua phân.

01_4

CHỈ ĐỊNH

Phòng và điều trị bịnh thiếu máu do thiếu sắt.

Điều trị tình trạng thiếu sắt và acid folic ở phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú khi thức ăn không cung cấp đủ.

Cơ thể kém hấp thu sắt: viêm ruột mãn tính, phẫu thuật cắt bỏ hoặc phẫu thuật các bộ phận của ruột non nơi mà các chất dinh dưỡng được hấp thu có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và thiếu máu.

Chứng xanh lướt ở thiếu nữ và phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Nhai nát viên thuốc trước khi uống với một cốc nước.

Bổ sung chế độ ăn: 1 viên/ngày, đều đặn suốt thời gian mang thai cho đến 1 tháng sau đẻ. Phụ nữ từ 15-30 tuổi (không có thai) uống mỗi tuần 1 viên.

Trẻ em dưới 12 tuổi: dạng viên nén nhai không phù hợp cho trẻ em dưới 12 tuổi. Nên dùng dạng si rô hoặc thuốc nhỏ giọt.

Hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Cơ thể thừa sắt: Bệnh mô nhiễm sắt, chứng nhiễm hemosiderin và thiếu máu tan máu.

Không được dungfacid folic để điều trị bệnh thiếu máu ác tính và bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu  khổng lồ khi thiếu hụt vitamin B12. Mặc dù acid folic có thể gây ra đáp ứng tạo máu ở người bệnh ở người bệnh bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12 nhưng vẫn không được dùng nó một cách đơn độc trong trường hợp thiếu vitamin B12 vì nó có thể thúc đẩy thoái hoá tuỷ sống bán cấp.

Bệnh gan nhiễm sắt

Bệnh đa hồng cầu

Trẻ em dưới 12 tuổi

CẢNH BÁO ĐẶC BIỆT VÀ THẬN TRỌNG ĐẶC BIỆT KHI SỬ DỤNG

Người có lượng sắt trong máu bình thường tránh dùng thuốc kéo dài.

Không sử dụng sắt để điều trị thiếu máu tan huyết trừ trường hợp cũng bị tình trạng thiếu sắt. Không nên dùng thuốc cho những bệnh nhân thường xuyên được truyền máu, vì trong hermoglobin của hồng cầu được truyền có một lượng sắt đáng kể.

Acid folic nên được dùng thận trọng cho những bệnh nhân bị thiếu máu chưa được chuẩn đoán vì có thể làm che lấp triệu chứng thiếu máu ác tính đưa đến tiến triển những biến chứng thần kinh.

Không được dùng acid folic một cách đơn độc trong trường hợp thiếu vitamin B12 vì nó có thể thúc đẩy thoái hoá tuỷ sống bán cấp.

Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat.

03_3

TƯƠNG TÁC THUỐC

Tránh dùng phối hợp sắt với ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin.

Uống đồng thời với các thuốc kháng acid như calci carbonat, natri carbonat và magnesi trisilicat, hoặc với nước chè, cà phê, trứng sữa có thể làm giảm sự hấp thu sắt.

Sắt có thể chelat hoá với các tetracyclin và làm giảm hấp thu của cả hai loại thuốc.

Sắt có thể làm giảm hấp thu của penicilamin, carbidopa/levodopa, methyldopa, các quinolon, các hormone tuyến giáp và các muối kẽm.

SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ có thia và cho con bú.

ẢNH HƯỞNG LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC

Thuốc không ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Có thể có rối loạn tiêu hoá nhẹ. Phân có màu đen là tình trạng bình thường khi sử dụng thuốc này.

Ghi chú: XIN THÔNG BÁO CHO BÁC SĨ CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC

SỬ DỤNG QUÁ LIỀU

Thành phần sắt trong viên nén nhai Hezoy ở dạng phức hợp sắt III polymaltose là cấu trúc đại phân tử của nhiều nhân sắt III hydroxid và phân tử dextrin thuỷ phân (polymaltose), có khả năng kiểm soát tốt sự hấp thu qua màng tế bào, sử dụng an toàn, tránh được nguy cơ quá liều  so với sản phẩm có chứa sắt vô cơ.

Chưa được ghi nhận về độc tính của acid folic khi dùng quá liều, vì acid folic tan trong nước nên nếu uống dư thừa sẽ được cơ thể loại ra theo nước tiểu.

CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

HẠN DÙNG

24 tháng kể từ ngày sản xuất.

KHÔNG DÙNG THUỐC QUÁ THỜI HẠN GHI TRÊN NHÃN 

BẢO QUẢN

Giữ thuốc ở nhiệt độ dưới 300C.

GIỮ THUỐC XA TẦM TAY CỦA TRẺ EM

TRÌNH BÀY

Hộp 10 vỉ x 10 viên nén nhai

NHÀ SẢN XUẤT

M/s Bio-labs (Pvt) Ltd

Plot No, 145 Industrial Triangle, Kahuta Road, Islamabad-Pakistan

Công ty phân phối: Công ty Cổ Phần Dược Miền Nam

Địa Chỉ: 24/6 Nguyễn Thái Bình, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM

ĐT: 0838.11.22.19 - Hotline: 0919752099

Emailcontact@duocmiennam.vn

Website: http://duocmiennam.vn


Người viết : admin

Giấy phép kinh doanh số : 0312713905. Ngày cấp: 06/03/2017
Người đại diện: Nguyễn Quang Trí