ĐƯỜNG DÂY NÓNG
0906730945
Gửi câu hỏi
Họ tên : (*)
Email : (*)
Điện thoại :
Danh mục :
Nội dung : (*)
Mã bảo vệ : (*)
  
Hỏi đáp
Trả lời:

Bạn bị táo bón kinh niên, thành tĩnh mạch ở vùng hậu môn - trực tràng lại suy yếu nên rất dễ dẫn đến bệnh trĩ. Trĩ có nhiều mức độ, lúc đầu nằm sâu bên trong, dần dần lòi ra ngoài và khi không đẩy tụt vào trong được nữa là đã bị nặng.

Bạn nên đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế để khám xem tình trạng bệnh thế nào, có thực sự bị bệnh trĩ không. Nếu không đi khám và điều trị đúng cách mà tự chữa theo lời đồn đại, mách bảo thì có thể bị biến chứng rất nguy hiểm. Trường hợp bị táo bón lâu ngày cũng thế, cần đi khám để xác định nguyên nhân có hướng điều trị đúng đắn. Không nên tự ý dùng thuốc loại kích thích trong thời gian quá dài vì thuốc có thể gây tổn hại niêm mạc ruột, dẫn đến "bệnh do dùng thuốc nhuận tẩy".

Để chống táo bón, bạn cần ăn nhiều rau quả, chất xơ sợi và uống thật nhiều nước (không chỉ uống nước đun sôi để nguội mà nên uống nhiều loại nước khác nhau như nước cam, nước chanh...).

TS Nguyễn Hữu ĐứcSức Khỏe & Đời Sống

Trả lời:

Chào bạn Phương Thùy,

Bé gái 7 tháng tuổi cân nặng 7,4 kg là đạt mức tăng trưởng theo tuổi (7,6 kg và 67,3 cm). Bé hàng ngày cần có chế độ ăn nói chung là 2-3 bữa bột đủ 4 nhóm dinh dưỡng, trong mỗi chén ăn cần có một muỗng (loại muỗng ăn cơm) thực phẩm đã băm nhuyễn của thịt/cá..., rau xanh, và một muỗng như vậy dầu ăn. Đổi món hàng ngày để bé tập ăn được nhiều loại thực phẩm và không làm bé ngán. Sữa khoảng 800 ml tính cả sữa mẹ. Trái cây tươi một lượng nhỏ.

Lương thực chính của người Việt Nam mình là gạo. Các loại đậu, khoai lang là nông sản phụ do về thành phần dinh dưỡng không thể bằng gạo. Do vậy, bạn nên cho ăn bột gạo hay bột ngũ cốc tương đương. Thỉnh thoảng có thể đổi món bằng các loại bột bạn đang cho bé ăn.

Bé gọi là táo bón khi đi tiêu ít hơn 2-3 lần một tuần, phân nhỏ, cứng và phải rặn nhiều. Để bé đi tiêu dễ cần chú ý trong khẩu phần ăn có rau xanh, trái cây, pha sữa đủ lượng nước như hướng dẫn in trên nhãn sữa.

Bé từ sau 6 tháng tốc độ tăng cân giảm, bé tăng 200 gr/tháng là không cao nhưng không quá thấp như bạn lo lắng. Tại Bệnh viện Nhi đồng TP HCM hay Trung tâm Dinh Dưỡng hàng ngày đều có những buổi hướng dẫn chế biến bữa ăn cho bé. Bạn có thể thu xếp tham dự để chăm sóc bé tốt hơn.

Thân mến.

Bác sĩ Hoàng Thanh Thủy
Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I

Trả lời:

Táo bón không phải là bệnh nhưng nếu kéo dài, xảy ra thường xuyên thì rất có thể là sự khởi đầu của một số bệnh như đại tràng, trĩ, viêm ruột... Đó là các bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, để phòng và tránh táo bón, bạn cần chú ý ăn nhiều rau và trái cây giàu chất xơ, giúp cho quá trình tiêu hóa và đào thải các chất cặn bã dễ dàng hơn. Ăn các bánh làm từ ngũ cốc và các loại hạt. Uống nhiều nước.

Nếu bố bạn đang dùng một số thuốc như các thuốc chống acid, trong thành phần có sắt và hợp chất sắt thì đây cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón. Việc dùng các thuốc thụt, tẩy cũng chỉ là biện pháp cuối cùng và phải có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc này nếu dùng thường xuyên sẽ làm cho ruột mất dần những phản xạ co bóp tự nhiên để đẩy phân ra ngoài, làm cho cơ thể mất cân bằng về lượng các hợp chất có kim loại trong cơ thể.

BS. Nguyễn HảiSức Khỏe & Đời Sống

Trả lời:

Chào bạn, con bạn đang có tình trạng táo bón mạn với biểu hiện ít đi cầu, phân cứng và có máu. Bạn chỉ cần cho bé uống thuốc làm mềm phân (Duphalac) thì tình trạng có cải thiện nhưng khi ngưng thuốc thì táo bón tái diễn lại. Điều này chứng tỏ táo bón của con bạn là dạng chức năng thôi, không do bất thường của thần kinh hay cấu tạo ruột, có thể cải thiện bằng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và tập luyện.

Để khối phân đủ lớn, bạn cần tăng thêm chất xơ trong thức ăn. Hiện nay con bạn ăn 2 chén cháo với nhiều rau, nhưng có lẽ chưa đủ nhu cầu của bé. Bạn có thể chia 2 chén cháo thành 3 bữa, để có thể tăng lượng rau lên thêm nữa.  Ngoài ra thêm trái cây có nhiều xơ sau bữa ăn. Vì con bạn đã ở mức béo phì, do đó tôi không khuyến cáo bạn tăng thêm phần tinh bột hoặc chất béo, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ cho nhu cầu phát triển của lứa tuổi. Bạn cũng cần xem lại chế độ sữa cho bé, xem có quá dư thừa không, cách pha hay thành phần chưa phù hợp làm bé béo phì mà lại bón. Thuốc nhuận tràng bạn dùng cũng giúp làm tăng khối lượng phân cho bé nên bé dễ đi cầu.Trước tiên, để bé đi cầu đều đặn và dễ dàng mỗi ngày thì khối lượng phân phải đủ lớn để kích thích bóng trực tràng gây cảm giác mắc đi cầu và phản xạ tống xuất, phân phải đủ mềm để đi cầu không đau, không chảy máu, không làm bé sợ mà nín không dám đi. Ngoài ra, nhu động ruột phải đủ mạnh để tống chất thải xuống và tống ra ngoài. Để cả quá trình này dễ dàng, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phải phù hợp với bé.

Để phân mềm, các thức ăn phải cân đối về thành phần, một số loại khi dư thừa sẽ gây táo bón, chẳng hạn quá dư đạm, một số dạng chất béo, nhiều canxi hay sắt… Thiếu nước cũng là nguyên nhân làm phân rắn hơn. Ngoài ra những bé bị bón lâu ngày, sau một thời gian đi cầu bị đau sẽ có xu hướng nín đi cầu, nên phân bị ứ trong ruột già bị hút nước càng khô cứng hơn, bé càng sợ đi cầu hơn. Vì vậy, người ta có thể dùng thuốc làm mềm phân và bơm hậu môn tạo phản xạ đi cầu đều đặn, tránh ứ phân trong thời gian đầu mới điều trị để chặt đứt vòng luẩn quẩn này. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng dùng lâu dài có thể bị giảm tác dụng, đòi hỏi tăng liều dần, dùng nhiều có thể gây chướng bụng do bị vi khuẩn trong đại tràng lên men nên cũng không phải là giải pháp lâu dài và cơ bản.

Nhu động ruột liên quan nhiều đến vận động chủ động của bé. Bé cần đi, đứng, chạy nhảy thường xuyên. Những bé béo phì thường lười vận động vì mau mệt, thích ăn ngọt, ăn thịt, ăn cơm mà không thích ăn rau trái cây nên dễ bị bón hơn các bé khác.

Bạn nên cho bé đến khám dinh dưỡng để đánh giá và điều chỉnh chế độ nuôi dưỡng, bên cạnh dùng thuốc phải có những biện pháp thay đổi cơ bản trong sinh hoạt để có hiệu quả lâu dài và an toàn cho bé nhé.

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thu Hậu
Trưởng Khoa Dinh Dưỡng, BV Nhi đồng 2

Trả lời:

Bạn bị táo bón lâu nên đây là một triệu chứng mãn tính. Đối với nhân viên văn phòng thì nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống và sinh hoạt. Bạn ăn không đủ chất xơ và uống ít nước, kết hợp với ít vận động sẽ sinh ra vấn đề táo bón. Cơ thể không được cung cấp đủ chất xơ, lại dung nạp nhiều đạm và uống ít nước, sẽ làm cho phân cứng, khô và khó đào thải ra ngoài.

Bên cạnh đó, phân khô và cứng thì mỗi lần đi cầu, bạn sẽ rặn nhiều hơn, khi rặn áp lực trong hậu môn tăng gấp 10 lần. Như vậy các búi trĩ sẽ dần to lên và to quá sẽ sa ra ngoài. Táo bón còn là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý về đại tràng do không đào thải được chất cặn bã ra ngoài. Đại tràng còn là nơi khu trú của rất nhiều vi khuẩn.

Trước hết, để giải quyết tình trạng táo bón, bạn cần:

- Thay đổi chế độ ăn uống: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, giúp làm mềm phân. Bạn nên ăn nhiều chất xơ. Do có đặc tính hút nước, chất xơ trương nở và làm mềm khối phân, kích thích thành ruột, tăng nhu động ruột khiến việc đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Chất xơ có nhiều trong các loại rau, củ, quả, ngũ cốc... và các loại thảo dược từ thiên nhiên.

- Sử dụng thảo dược Ovata: Đây là vỏ lụa từ hạt của cây Plantago Ovata (Psyllium husk), đã được sử dụng hơn 3.000 năm trong y học. Hiện nay, Ovata được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là Mỹ (8.000 tấn mỗi năm), có tác dụng trong việc điều trị táo bón, trĩ do thiếu chất xơ và rối loạn tiêu hóa do uống bia. Thảo dược này có đến 70% chất xơ hòa tan và 30% chất nhầy, khi vào hệ thống tiêu hóa sẽ làm sinh sôi hệ vi khuẩn có lợi, trương nở, giữ nước, làm tăng thể tích và mềm phân, tạo nhuận trường khối kích thích nhu động ruột, giúp đẩy chất thải nhanh, sạch và dễ dàng.

Sử dụng Ovata trong khoảng 1-2 ngày, bạn sẽ cảm giác dễ chịu khi đi đại tiện, từ 3-4 ngày thì trị được bệnh táo bón và rối loạn tiêu hóa do uống bia. Thảo dược có thể giúp ngưng chảy máu do trĩ sau 5-7 ngày sử dụng.

- Kiêng thức ăn hoặc nước uống loại kích thích như rượu mạnh, trà, cà phê, tỏi, ớt...

- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: vận động thể lực (tập thể dục thể thao hoặc bất kỳ vận động nào khi có thể) đều đặn 45 phút đến một giờ mỗi ngày.

- Ngủ đủ giấc.

- Đại tiện kịp thời, không nên nhịn lâu.

- Sử dụng thuốc hỗ trợ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng bất kỳ một loại thuốc chữa táo bón nào kéo dài quá 8 - 10 ngày bởi chúng có nhiều tác dụng phụ, dùng lâu có thể gây biến chứng cho đường ruột, hại cho gan, thận và đặc biệt nó không giải quyết được gốc rễ của bệnh.

Bạn có thể kết hợp phương pháp ăn uống và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ để điều trị táo bón, đặc biệt cho bệnh nhân mắc táo bón mãn tính (mắc đi mắc lại nhiều lần). Người bệnh cần có chế độ ăn uống đảm bảo đủ nước và đủ chất xơ, tập luyện vận động hằng ngày. Việc kết hợp với sản phẩm hỗ trợ, giúp cải thiện hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, ổn định hệ tiêu hóa, bổ xung các chất xơ tự nhiên - inulin.

Bác sĩ Hồ Lê Ái Xuân
Trung tâm Tầm soát Sức khỏe HCS

Giấy phép kinh doanh số : 0312713905. Ngày cấp: 06/03/2017
Người đại diện: Nguyễn Quang Trí